Phân Biệt ESD Và Conductive

ESD được định nghĩa là " Chống tĩnh điện " , sinh ra do hai vật chạm với nhau trong đó một vật đã bị tĩnh điện từ trước.

ESD ( Chống tĩnh điện) có thể gây ra lỗi sản phẩm cũng như các thiết bị có lỗi có thể gây ra những sai hỏng không thể lường trước được. Ví dụ phổ

biến nhất của thiệt hại do tĩnh điện là khi một công nhân hay công cụ chạm một thiết bị có tiếp đất nhưng có độ chống tĩnh điện thấp

Kiểm soát tĩnh điện có thể tóm tắt trong năm điểm sau đây.

1) Tiếp đất cho công nhân.

2) Tiếp đất mặt bàn làm việc, dụng cụ trang thiêt bị 

3) Loại bỏ tất cả các vật liệu có khả năng tĩnh điện ra khỏi vùng làm việc của công nhân cũng như xung quanh máy móc đã được tiếp đất.

4) Sử dụng thiết bị ion hóa hoặc các thiết bị làm giảm sự tĩnh điện khi mà phương pháp tiếp đất không thể thực hiện được

5) Đặt linh kiện nhạy cảm trong bao bì chống tĩnh điện thích hợp khi vận chuyển hoặc di chuyển để lưu trữ.
 
Để phân biệt giữa " ESD hoặc Anti-static hoặc Static Dissaptive " với Conductive, chúng ta cần hiểu rõ chúng là gì 

+ ESD viết tắt từ chữ electrostatic discharge , vật liệu được phân chia dựa trên điện trở bề mặt " Surface Resistance " của chúng, điện trở bề dùng để xác định mức độ tĩnh điện trung bình của vật liệu trên một mét vuông
 
*** Vật liệu truyền dãn điện ( Conductive Materials ) là những vật liệu có điện trở bề mặt nhỏ hơn 10E5 ohm/sqm. Ví dụ như. Giá bảng mạch, Bao ngón truyền dẫn điện, khay nhựa truyền dẫn điện....

*** Vật liệu chống tĩnh điện ( ESD Materials ) là những vật liệu có điện trở bề mặt lớn hơn 10E5 ohm/sqm và nhỏ hơn 10E12 ohm/sqm. Ví dụ như quần áo chống tĩnh điện, hộp nhựa chống tĩnh điện, xốp hơi chống tĩnh điện, găng tay vải chống tĩnh điện ...
 
Do vậy trong quá trình lựa chọn và kiểm soát vật tư nào cần là Conductive, vật tư nào cần là Chống tĩnh điện khách hàng cũng nên chọn lựa một cách chính xác để bảo vệ sản phẩm, linh kiện và may móc tránh những hư hỏng của sản phẩm do sự tĩnh điện của vật liệu gây ra.